Dược phẩm và nhà thuốc là một trong những lĩnh vực có tính đặc thù, bởi đó mà cần áp dụng những chiến lược marketing phù hợp mới có thể giúp khách hàng biết đến nhà thuốc của bạn rộng rãi. Hệ thống nhà thuốc Liên Minh An Tâm chia sẻ đến bạn 11 chiến lược marketing nhà thuốc giúp bạn chủ động tiếp cận khách hàng và hỗ trợ gia tăng chuyển đổi.
1. Xuất hiện trên Google My Business và Google Maps
Google My Business (GMB) hay thường được biết đến với tên Doanh nghiệp địa phương. Đây được xem là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến của mình trên Google và Google Maps. Với GMB, sự xuất hiện của nhà thuốc tại địa phương sẽ được tăng khả năng cao hơn khi khách hàng tìm kiếm.
2. Xây dựng website chuyên nghiệp
Bên cạnh tìm hiểu doanh nghiệp trên GMB, nhà thuốc sở hữu website chuyên nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng cao hơn.
Website có bố cục chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh, tuân theo hành trình của khách hàng (user flow) là vô cùng quan trọng đối với tất cả các ngành hàng. Theo đó, khi xây dựng website cho hoạt động marketing ngành dược phẩm cần đảm bảo được:
- Bố cục phân chia thông tin khoa học, rõ ràng
- Cấu trúc website tuân thủ theo hành trình khách hàng (user flow)
- Giao diện, hình ảnh thân thiện với người dùng
- Thông tin về các sản phẩm thuốc được cập nhật liên tục, chính xác
- Có tính năng tư vấn, hỗ trợ online trên website
- Có tính năng mua hàng, giao thuốc tận nơi khi đặt trên website
- Nội dung trên website chuyên nghiệp, đầy đủ và khoa học
3. Quảng cáo tiệm thuốc trên Google
Quảng cáo trực tuyến trên Google – Google Ads, cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện chiến dịch quảng cáo tiếp cận, chuyển đổi,… trên Google. Theo đó, khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa liên quan, website của bạn sẽ được xuất hiện đầu tiên với nội dung quảng cáo phù hợp.
4. Tạo trang blog về sức khỏe
Tạo trang blog về sức khỏe khi hiệu thuốc đã sở hữu website chuyên nghiệp. Cũng tương tự việc tìm kiếm nhà thuốc khi khách hàng có nhu cầu, trang blog về sức khỏe là nơi để bạn xây dựng những nội dung hữu ích, giá trị đến khách hàng về:
- Thông tin về các triệu chứng, loại bệnh và cách chữa trị
- Thông tin về các loại thuốc, cách sử dụng,…
- Thông tin về các bệnh nhẹ mà khách hàng có thể tự sơ cứu, chữa trị tại nhà
- Kiến thức chăm sóc sức khỏe khác như Tips, cách chăm sóc người bệnh, review, thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe,…
5. Phát triển các kênh bán hàng online qua các ứng dụng
Hiện nay, không khó để chúng ta nhìn thấy các quầy thuốc online trên các ứng dụng phổ biến như Grab, Shopee,… đặc biệt là sau giai đoạn Covid-19. Nhu cầu tìm kiếm và đặt mua thuốc online trên các ứng dụng giao hàng cũng được hình thành thói quen và từ đó tăng cao.
Vì vậy, bạn đừng bỏ qua việc phát triển và mở rộng các kênh bán hàng online của hiệu thuốc trên các ứng dụng. Điều này giúp nhà thuốc dễ dàng tiếp cận và mở rộng thêm tệp khách hàng ở những khu vực xa hơn địa chỉ kinh doanh
6. Xây dựng kênh truyền thông nhà thuốc trên mạng xã hội
Các mạng xã hội tại Việt Nam như Facebook, Instagram, TikTok,… sở hữu lượng người dùng lớn. Đây cũng chính là thị trường tiềm năng mà nhà thuốc không nên bỏ qua
7. Kết hợp marketing offline nhà thuốc
Dù các hoạt động marketing online hiện nay đang chiếm nhiều ưu thế, nhưng bạn không thể bỏ qua hoạt động marketing offline dành cho nhà thuốc. Bởi không chỉ tiếp cận và tìm kiếm khách hàng trên online, nhà thuốc cũng cần được quảng bá kết hợp với offline để chiếm lĩnh thị phần tại khu vực mà bạn kinh doanh.
Một số hoạt động offline mà nhà thuốc có thể tiến hành thực hiện như:
- Khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng đến mua trực tiếp
- Tặng phiếu kiểm tra sức khỏe, trải nghiệm dịch vụ sức khỏe tại các trung tâm y tế
- Lưu trữ thông tin khách hàng và tạo hội viên sau mỗi lần mua thuốc
- Quảng bá bằng banner, poster, tờ rơi,… xung quanh khu vực nhà thuốc
8. Tạo các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng
Đừng bỏ qua cách bạn “giữ chân” khách hàng đã ủng hộ nhà thuốc của mình trong suốt thời gian hoạt động. Việc tạo các chương trình dành cho khách hàng hội viên sẽ là một hình thức để thương hiệu tri ân đến khách hàng và remarketing hiệu quả.
Bạn nên tạo một cơ sở dữ liệu trước để lưu lại thông tin của khách hàng đã mua tại nhà thuốc. Sau mỗi lần mua nhà thuốc sẽ xem được thông tin khách hàng mới hay cũ, từ đó có những chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho nhóm khách hàng này.
Bằng những chương trình tri ân, khách hàng sẽ cảm thấy được kết nối nhiều hơn với thương hiệu và tạo được động lực để họ tiếp tục mua tại nhà thuốc. Đây là hoạt động mà nhà thuốc có thể kết hợp truyền thông trên online và offline để quảng bá đến khách hàng.
9. Tạo các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng
Một số hoạt động vì sức khỏe cộng đồng trong chiến lược marketing nhà thuốc mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Miễn phí kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương
- Cấp phát các loại thuốc nên có trong tủ thuốc mỗi gia đình như thuốc ho, sốt, thuốc bổ,…
- Cấp phát miễn phí khẩu trang, nước rửa tay,…
10. Kết hợp với các doanh nghiệp địa phương khác để tạo độ phủ
Các hoạt động kết hợp cùng doanh nghiệp, cơ quan tại địa phương mà nhà thuốc có thể thực hiện là:
- Tổ chức tiêm chủng, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc tại các trường học, cơ quan địa phương, doanh nghiệp tư nhân,…
- Tạo chiết khấu khi nhân viên tại các doanh nghiệp, cơ quan địa phương đến mua thuốc
- Tạo chương trình hội viên cho nhân viên các doanh nghiệp tại địa phương
- Quảng cáo qua banner, tờ rơi tại các cơ quan, doanh nghiệp địa phương
- Cộng tác với các cơ sở kinh doanh khác để giới thiệu, bán hàng chéo,…
11. Chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng
Nhà thuốc cần xây dựng quy trình bán và chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp. Toàn bộ quy trình nên được quản lý bằng các phần mềm, cơ sở dữ liệu nhằm lưu lại thông tin của các khách hàng thân thiết. Theo đó, nhà thuốc sẽ theo dõi và biết được nhu cầu của khách hàng.
Trang chủ
11 Chiến lược Marketing Nhà thuốc và các bước xây dựng hiệu quả