Đau nhức xương khớp thường bị người trẻ tuổi bỏ qua vì cho rằng các bệnh khớp chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên, tuổi già.
Tuy nhiên, dấu hiệu đau nhức cơ thể có thể là nguy cơ báo trước của một số bệnh xương khớp phổ biến, gây cản trở sinh hoạt nếu không sớm điều trị.
Theo quan niệm thông thường, các bệnh xương khớp sẽ xảy ra ở những người trung niên hoặc lớn tuổi. Tuy nhiên, những dấu hiệu đau nhức xương khớp vẫn có thể xảy ra ở người trẻ. Những cơn đau không chỉ do tư thế vận động sai, thời tiết mà còn có thể là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh xương khớp.
Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường do lối sinh hoạt, vận động và dinh dưỡng kém hợp lý. Ảnh: Freepik.
Biểu hiện đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà mức độ lan tỏa cũng khác nhau. Trong đó, một số vị trí điển hình thường gặp nhất là:
- Vùng cổ – vai – gáy
- Vùng thắt lưng
- Khớp gối, khớp tay
- Mắt cá chân.
- Gót chân, các ngón chân
Nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp rất đa dạng. Một số lý do phổ biến là do vận động sai tư thế; lười thể thao; chấn thương; béo phì; thiếu chất hoặc gặp bệnh xương khớp. Ngày nay, không ít người trẻ tuổi (25 – 35 tuổi) đã bắt đầu có dấu hiệu đau nhức cơ thể. Nguyên nhân này ở người trẻ bao gồm các yếu tố lối sống kém lành mạnh, dinh dưỡng không đầy đủ; cường độ làm việc cao; không có thời gian vận động và nghỉ ngơi. Ngoài ra, một số người trẻ có hoạt động thể lực như gym; chơi các môn thể thao cũng có thể gặp đau nhức.
Những cơn đau nhức xảy ra không liên tục nhưng thường xuyên. Vì vậy nhiều người trẻ thường bỏ qua, thường nghĩ rằng cơ thể sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp mạn tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Khi có triệu chứng đau thường xuyên, cần đi thăm khám để xác định các bệnh lý liên quan.
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Đau xương khớp kéo dài sẽ dẫn đến những căn bệnh cơ – xương – khớp gây tăng mức độ đau, cơ thể kém linh hoạt. Một số bệnh lý dễ xảy ra gồm:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp. Khi sụn khớp bị hư tổn, các đầu xương cọ xát vào nhau trong quá trình người bệnh di chuyển. Vì vậy bệnh nhân sẽ đau đớn gia tăng khi di chuyển.
Bệnh gút (gout)
Đây là bệnh gây ra do quá trình tích tụ acid uric trong máu, hình thành cách tinh thể nhỏ tập trung tại các khớp gây viêm nhiễm, sưng đau. Nguyên nhân phổ biến của bệnh gout chính là do thói quen ăn uống kém lành mạnh, dư thừa chất đạm. Bệnh thường ảnh hưởng tới khớp ngón chân cái, khớp gối, mắt cá chân, bàn chân…
Những cơn đau do gout thường khiến bệnh nhân nhức khớp dữ dội kèm theo sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.
Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Hầu hết những người có triệu chứng đau nhức xương khớp sớm đều có nguy cơ cao mắc loãng xương khi trung niên. Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương, dẫn đến xương dễ giòn, gãy khi vận động mạnh. Loãng xương có thể gây ra các hạn chế vận động; đau nhức cột sống; run chân khi di chuyển; giảm chiều cao.
Viêm khớp dạng thấp
Hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh rối loạn tự miễn gây sưng đau tại nhiều khớp xương trong cơ thể. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.
Cách phòng bệnh về đau nhức xương khớp
Mỗi người có thể giảm bớt các yếu tố nguy cơ để phòng đau nhức xương khớp. Bằng cách xây dựng một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh, các bệnh về xương khớp sẽ giảm tỉ lệ xuất hiện hoặc diễn tiến chậm hơn.
Một số cách để phòng đau nhức xương khớp
- Luyện tập, rèn luyện thân thể từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày với những bài tập phù hợp thể trạng. Tập thể thao giúp tăng sức mạnh cơ – xương – khớp; kích thích cơ thể trao đổi chất; giảm cân; xây dựng khối cơ bắp giúp cơ thể giảm áp lực lên xương – khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập từ 3 – 4 buổi/tuần và thực hiện giãn cơ, thư giãn hợp lý.
- Điều chỉnh tư thế vận động phù hợp. Ví dụ như ngồi thẳng lưng khi làm việc; tránh vắt chéo chân (ở nữ); không đi khom lưng; không mang vác vật nặng lâu…
- Thay đổi chế độ ăn tăng dinh dưỡng cho xương khớp với canxi (từ thủy hải sản, sữa); vitamin D; collagen (da, mỡ động vật). Có thể ăn thêm đa dạng các loại đậu, ngũ cốc, giá đỗ, giàu vitamin C để giúp cơ thể tăng miễn dịch, chống lại quá trình lão hóa.
Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sụn khớp để phòng ngừa. Viên uống Lambojon được tổng hợp các chất cần thiết nuôi dưỡng sụn khớp khỏe:
GLUCOSAMINE SULPHATE (GS): thành phần cơ bản cấu tạo nên sụn hoạt dịch và xương; rất cần thiết cho việc duy trì trạng thái khỏe mạnh, toàn vẹn của cấu trúc, chức năng của sụn.
SODIUM CHONDROITIN SULPHATE: một thành phần chính của sụn có vai trò quan trọng giúp khớp chịu lực, giúp xây dựng toàn bộ các mô liên kết trên cơ thể.
COLLAGEN THỦY PHÂN: Collagen thủy phân chứa 1 lượng lớn amino acid, có vai trò trong việc tổng hợp collagen type II, 1 trong hai thành phần chính trong ma trận sụn; giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp.
CAO KHÔ THÂN RỄ GỪNG: Làm ấm khớp; giúp kháng viêm, giảm đau ở những bệnh nhân viêm khớp gối.
Vitamin C: là chất chống ôxy hóa và có khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen type I, II và aggrecan – hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp.
HYALURONIC ACID (HA): HA có nhiều trong da, dịch kính và sụn khớp. HA được dùng cho khớp gối người với có mục đích cải thiện và bổ sung độ nhớt dịch khớp trên bệnh nhân cao tuổi viêm khớp. Hoạt chất này giúp bảo vệ sụn khớp, giảm đau và kháng viêm, giảm thoái hóa khớp.
Gọi ngay hotline 18006768 để được tư vấn sử dụng an toàn từ dược sĩ Phano Pharmacy hoặc đặt mua viên uống Lambojon – nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Quốc tế Vinmec; Bệnh viện Nguyễn Tri Phương